Tắm chung giúp tình cảm cặp đôi thêm nồng thắm. Nhưng có những lúc tắm chung không tốt cho vợ chồng bạn.
Nhiều cặp đôi chọn đi tắm cùng nhau vì họ cho rằng điều này có thể làm tăng sự thân mật trong mối quan hệ vợ chồng. Tuy nhiên, trên thực tế, việc các cặp đôi tắm chung không phải là điều tốt.
Lý do các cặp vợ chồng không nên tắm chung
Việc tắm chung sẽ phá vỡ không gian riêng tư của nhau, tạo cho người ta cảm giác bị áp bức. Mọi người đều có sự riêng tư và độc lập của riêng mình. Nếu cả hai luôn ở bên nhau, họ sẽ mất đi sự tự do và không gian nhất định. Chính vì thế, khi các cặp đôi tắm cùng nhau, cơ thể tiếp xúc có thể gây khó chịu và khó xử. Nếu có vấn đề gì xảy ra, chẳng hạn như thời kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, thì điều đó càng bất tiện hơn.
Hơn nữa, các cặp đôi tắm chung dễ dẫn đến những xung động tình dục. Khiến đối tượng khó kiểm soát được hành vi của mình, rất dễ bị cuốn vào chuyện ấn ái dù các cặp đôi không chuẩn bị đầy đủ. Hơn nữa, các cặp vợ chồng thường tắm chung trong phòng tắm, những giọt nước và độ ẩm sẽ khiến họ dễ bị trượt ngã và tai nạn.
Ngoài ra, các cặp vợ chồng tắm chung nếu có phát sinh quan hệ sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm. Ở dưới nước dễ bị nhiễm một số bệnh lây truyền qua đường tình dục, bệnh ngoài da khi tiếp xúc qua da, rất có hại cho sức khỏe.
Cuối cùng, các cặp vợ chồng thường xuyên tắm chung có xu hướng làm giảm sự bí ẩn và hấp dẫn của nhau. Mỗi người đều có sự bí ẩn và sức hút riêng, nếu lúc nào cũng ở cạnh nhau sẽ mất đi cảm giác bí ẩn và sức hút nhất định. Hơn nữa, cả hai tắm chung dễ gây mệt mỏi về mặt thẩm mỹ, làm giảm sức hút giữa hai người.
Suy cho cùng các cặp vợ chồng không nên tắm chung. Mặc dù việc tắm chung có thể tăng thêm sự gắn kết, nhưng nó cũng tạo ra rất nhiều rắc rối và rủi ro không cần thiết. Nếu muốn tăng sự gắn kết, bạn có thể thử một số cách khác như cùng nhau nấu ăn, xem phim, đi dạo…
Cách tắm đúng để bảo vệ sức khoẻ
+ Trình tự đúng khi tắm
Đầu tiên là rửa mặt, sau đó tắm toàn thân, cuối cùng là gội đầu. Khi bước vào phòng tắm, tiếp xúc với nhiệt độ và độ ẩm cao, các lỗ chân lông sẽ giãn nở. Lúc này nếu không rửa mặt sạch ngay lập tức, các chất bẩn trên mặt sẽ theo lỗ chân lông thấm sâu vào da. Theo thời gian, chúng sẽ gây nên mụn trứng cá.
+ Không nên rửa mặt dưới vòi hoa sen
Việc rửa mặt thật kĩ dưới vòi sen dường như là cách mà nhiều người thường làm. Tuy nhiên nếu nhiệt độ nước quá cao, làn da mặt nhạy cảm của bạn có thể bị tổn thương. Có lẽ, bạn nên áp dụng một biện pháp tốt hơn, đó là rửa mặt bằng nước lạnh hoặc nước hơi ấm tại bồn rửa mặt.
+ Chỉ nên tắm khoảng 10 phút
Việc kì cọ lâu trong phòng tắm sẽ làm mất đi lớp dầu tự nhiên cần thiết trên da. Độ pH trong nước chảy ra từ vòi vào khoảng 7 trong khi pH của da thiên về tính acid với chỉ từ 4,2 đến 5,5. Vì vậy, tiếp xúc với nước quá lâu sẽ khiến tính acid trên da bị yếu đi, dẫn đến việc da dễ bị tấn công bởi các loại vi khuẩn gây nên tình trạng viêm nhiễm và những bệnh ngoài da. Các chuyên gia khuyên rằng việc tắm táp nên kéo dài trong khoảng 10 phút dưới làn nước vừa đủ ấm (không vặn nước quá nóng). 10 phút là thời gian đủ để lỗ chân lông mở ra và da được giữ ẩm thay vì trở nên quá khô. Nếu thấy việc hạn chế thời gian này khó thực hiện tự giác, bạn hãy đặt đồng hồ hẹn giờ hoặc bật một playlist gồm khoảng ba bài hát yêu thích. Bạn sẽ biết thời gian tắm cho phép còn lại bao lâu.
+ Không nên tắm gội bằng nước quá nóng
Thường thì những người tắm gội bằng nước nóng đều cảm thấy rất thoải mái khi những tia nước nóng già dội xuống người. Tuy nhiên họ không biết rằng làn da của họ lại bị thương tổn khá nhiều. Nước nóng khiến da bị bong tróc khỏi lớp màng bảo vệ tự nhiên, khiến tình trạng da bạn trở nên xấu đi. Không nên quá mạo hiểm với làn da như vậy. Bạn hãy giảm nhiệt độ nước khi tắm, đồng thời để cho xả nước cho bốc hơi khắp phòng tắm và trở nên ấm phù hợp với nhiệt độ cơ thể.
+ Không đắp mặt nạ sau khi tắm
Nhiều người thường làm sạch da mặt trong phòng tắm rồi sau đó tiến hành đắp mặt nạ làm sạch sâu. Tuy nhiên, đã đến lúc cần thay đổi trình tự này. Các chuyên gia khuyên nên đắp mặt nạ này trước khi rửa mặt. Lí do là trình tự đó sẽ khiến da mặt bị khô, nhạy cảm hơn. Nếu muốn đắp mặt nạ sau khi rửa mặt, bạn nên chọn loại mặt nạ dưỡng ẩm cho da.
+Hãy phơi khô bông tắm
Một môi trường ướt và ẩm là nơi vi khuẩn rất dễ sinh sôi. Bông tắm làm bằng xơ mướp mà bạn dùng để cọ xát cơ thể khi tắm cần phải được giữ sạch. Sau khi tắm gội, bạn nhớ vắt bông tắm thật kĩ và đem treo ở
+ Không kì cọ mạnh
Bình thường, bề mặt da với tuyến bã nhờn, tuyến bài tiết mồ hôi và các tế bào biểu mô sẽ tạo thành một màng bảo vệ. Ngoài ra còn có một lớp biểu bì tính axit dày khoảng 0,1 mm, có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn và các tia gây hại xâm nhập vào trong da. Đây là lớp “da chết” được thay thế với tốc độ chậm, nhanh nhất cũng cần 10 ngày. Nếu khi tắm bạn cọ xát
da liên tục hay lau mạnh với khăn sẽ dễ phá hỏng lớp tế bào sừng biểu bì, khiến da trở nên khô, mẩn ngứa, tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại xâm nhập, gây viêm nang lông, nhọt, sưng và các bệnh ngoài da khác.
+ Không nên gội đầu hàng ngày
Các công ty sản xuất dầu gội sẽ thu được rất nhiều lợi nhuận từ việc bạn gội đầu hàng ngày. Nếu làm như vậy, bạn đang cố gội sạch đi lớp dầu tự nhiên của tóc, khiến tóc bạn trở nên khô và xơ. Trường hợp bạn nhuộm tóc, màu sắc đẹp đẽ của tóc bạn sẽ tiêu tan.
+Tránh dùng xà phòng và dầu gội quá nhiều bọt
Càng nhiều bong bóng hay bọt trong sản phẩm làm sạch, da bạn càng bị mất đi lớp dầu tự nhiên. Thành phần đó trong bánh xà phòng được gọi là chất hoạt tính bề mặt. Đây là những hóa chất hút dầu và nước. Khi kết hợp với nước, các chất này sẽ loại bỏ lớp dầu tự nhiên khỏi da khiến chúng trở nên khô, thô ráp. Nếu không mắc những vấn đề về da, chẳng có lí do gì để bạn phải dùng xà phòng bánh hoặc sữa tắm kháng khuẩn hàng ngày mà hãy chọn những sản phẩm làm sạch nhẹ dịu. Bạn nên tập trung vào những vùng da cần được làm sạch kĩ như vùng da dưới cánh tay, phía dưới ngực, mặt hay đùi trong, những phần còn lại trên cơ thể chỉ cần dội nước là đủ